Tìm mentor ở đâu: Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện

 Mentor là một khái niệm không còn xa lại ở nước ngoài nhưng vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hãy cùng Finjobs tìm hiểu về Mentor và tìm mentor ở đâu bài viết dưới dây. 

1. Mentor là gì?

Mentor được hiểu là người cố vấn, hướng dẫn bạn ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ công việc, tình cảm, kinh nghiệm sống hay bất cứ điều gì bạn đang cảm thấy khuất mắc, cần một người “khai sáng” mình.

Nghe thì có vẻ giống như thầy cô nhưng mentor lại tạo cảm giác gần gũi hơn, họ cho ta bài học nhưng đứng ở góc độ khuyên nhủ, chia sẻ và làm cho chúng ta cảm giác vơi đi những gánh nặng trong lòng. 

kiem mentor o dau 1 - Tìm mentor ở đâu: Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện

Mentor – người chúng ta đang tìm kiếm, có thể là bất cứ ai xung quanh chúng ta. Điều quan trọng là ta tìm mentor ở đâu? Mentor phải là người như thế nào và thỏa mãn những điều kiện gì, giải quyết được vấn đề của chúng ta triệt để hay không?

2. Phân biệt giữa mentor và coach

Không ít người xem mentor và coach là một nhưng mỗi tên gọi sẽ có sự khác biệt về chức năng. Trước khi tìm mentor ở đâu, bạn phải biết rõ chức năng của một mentor là gì. Mentor được hiểu là cố vấn trong khi coach lại là huấn luyện viên, nghĩa là khi cần lắng nghe hay chia sẻ điều gì bạn sẽ cần mentor nhưng khi cần được rèn luyện về một kỹ năng gì đó, bạn mới cần coach. 

kiem mentor o dau 3 - Tìm mentor ở đâu: Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện

Vì vậy, nếu hy vọng mentor của bạn có thể thực hiện hoá kiến thức hay kỹ năng cụ thể, mang tính chuyên nghiệp hơn thì họ không thể làm được. Phần lớn, mentor đưa ra lời khuyên dựa trên những trải nghiệm cuộc sống, mang tính chất gợi ý và cho bạn thêm nhiều góc nhìn đối với vấn đề trước mắt.

3. Xác định mục đích tìm mentor

Trước khi xác nhận được mentor của bạn là ai, hãy xác định rõ lý do bạn tìm đến mentor là gì. Người mentor bạn tìm kiếm phải là người am hiểu và có kiến thức về vấn đề của bạn. Cũng giống như tìm công việc thích hợp với bản thân, nó phải bắt đầu từ sở thích và đam mê, sau đó là tìm hiểu, dấn thân và bạn được làm công việc mình yêu thích, không chút trở ngại hoặc sự không thỏa đáng nào ở đây. 

Ví dụ, nếu bạn đang gặp khó khăn trong công việc, muốn được thăng tiến ở vị trí đó nhưng chưa đủ tiềm lực, cơ hội. Hãy tìm một người đã từng trải qua những điều tương tự như bạn, họ chắc chắn biết rõ bạn đang thiếu gì, cần hoàn thiện gì ngay từ những chia sẻ đầu tiên.

> Xem thêm: Cách nhìn người

4. Tìm mentor ở đâu?

4.1. Tìm mentor qua mạng lưới cựu sinh viên

Hơn 80% chúng ta tìm mentor vì cần định hướng trong công việc. Từ đại học bước ra xã hội làm việc, chúng ta dường như lạc lõng và mất phương hướng ngay từ những ngày đầu tiên. Người lúc này có thể cố vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn chỉ có thể là người đã từng trải qua những cảm giác như bạn.

Cựu sinh viên không khiến bạn cảm thấy xa cách về tuổi tác hay địa vị xã hội, họ chẳng qua là những người khởi động trước bạn một thời gian, khoảng thời gian khó khăn trước mắt chắc chắn đã trải qua.

4.2. Tìm mentor qua các mối quan hệ thân thiết

Bạn đồng trang lứa hoặc những mối quan hệ trong gia đình đều có thể trở thành mentor cho bạn. Họ đủ thân thiết để chúng ta có thể cởi mở hoàn toàn với vấn đề của bạn thân, quan trọng có mentor là những mối quan hệ thân thiết sẽ giúp bạn có ngay lời khuyên khi cần.

Họ sẵn sàng chia sẻ thời gian bên cạnh, đồng hành cùng bạn vượt qua mọi khó khăn mà không yêu cầu bất cứ sự đáp trả nào.

kiem mentor o dau - Tìm mentor ở đâu: Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện

4.3. Tìm mentor qua mạng xã hội

Hỏi xin lời khuyên từ những người xa lạ trên mạng xã hội, tưởng không khả thi nhưng lại vô cùng hợp lý. Khi được chia sẻ từ những người không quen biết, đặc biệt là trên mạng xã hội, bạn dễ dàng nhìn nhận được sự việc ở nhiều góc độ. Điều quan trọng cần nhớ khi tìm kiếm câu trả lời qua mạng xã hội là bạn phải có sự chọn lọc. 

Cách tốt nhất để có những lời cố vấn khách quan, có giá giá trị chính là tìm kiếm những hội nhóm, fanpage có chung quan điểm hoặc lĩnh vực mà mình tìm hiểu. Ví dụ như bạn đang cần những lời khuyên về kinh doanh thì phải tìm nó trong những group về tài chính, kinh doanh hoặc liên quan đến kinh tế…

— Finsider Finjobs

Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín

Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!

Tham gia chương trình chữa CV miễn phí tại đây

> Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Finjobs hợp tác cùng The IELTS Workshop TP.HCM – Nâng cao cơ hội nhận việc nhờ khả năng tiếng Anh

5 bài học từ Jeff Bezos – CEO của Amzons về mở rộng quy mô doanh nghiệp

Cách tiếp cận khách hàng mua bảo hiểm