Điểm khởi đầu để đạt mục tiêu nghề nghiệp telesale bảo hiểm

 Đạt được nhiều mục tiêu nghề nghiệp telesale bảo hiểm là ai cũng muốn. Tuy nhiên, telesale là ngành nghề không hề dễ dàng. Bởi, gặp nhau để nói chuyện để khó nhưng để có thể tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng gói bảo hiểm qua điện thoại còn khó khăn hơn.

Vậy làm sao để chinh phục nghề nghiệp này? Bước đầu tiên là tạo cho mình một kịch bản telessale bảo hiểm “chuẩn không cần chỉnh”.  

1. Kịch bản telesales bảo hiểm là gì?

Với mong muốn đồng bộ hoá quy trình làm việc của nhân viên telesales, nhiều công ty bảo hiểm đã đưa ra một số kịch bản, hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc với khách hàng. Kịch bản này sẽ bao gồm các bước, được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu hướng đến của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Vai trò của telesales bảo hiểm chính là áp dụng nó vào tất cả các cuộc hội thoại với khách, cộng với sử dụng kỹ năng riêng của mình để thuyết phục khách hàng mua và sửu dụng sản phẩm.

Ưu điểm của việc xây dựng trước kịch bản telesales bảo hiểm chính là nhân viên telesales bảo hiểm có thể dễ dàng ứng biến với những thắc mắc mà khách hàng đưa ra. Từ đó, việc sẵn sàng hỗ trợ cũng đánh mạnh vào ấn tượng của khách hàng về một công ty uy tín và chất lượng.

muc tieu nghe nghiep telesale - Điểm khởi đầu để đạt mục tiêu nghề nghiệp telesale bảo hiểm
Một kịch bản telesale sẽ là điểm khởi đầu cho thành công của bạn

-> Xem thêm: Luyện giọng nói cho telesales

2. Một kịch bản telesale bảo hiểm cần có gì? 

Trong thời buổi công ty bảo hiểm nhiều vô kể, hình thức chủ động gọi điện đôi khi tạo ác cảm với khách hàng vì bị làm phiền. Một nhân viên viên bán hàng giỏi phải biết cách mở đầu và kết thúc thật tự nhiên, thiện cảm và làm vui lòng mọi người. Để được như vậy, bạn không thể thiếu một kịch bản telesales kèm với kinh nghiệm chi tiết.

2.1. Mở đầu thật ấn tượng

Hãy mở đầu bằng một giọng nói thật thân thiện, nhiệt tình khi khách hàng bắt máy. Dù họ có từ chối nói chuyện, sự niềm nở và vui vẻ của bạn phần nào cũng khiến khách hàng cảm thông nếu bạn gọi lại vào những lần kế tiếp.

5 giây là thời gian “vàng” quyết định đoạn hoại thoại này có tiếp tục hay không. Vì vậy, hãy tung toàn bộ “chiêu thức” để có được sự nán lại của khách hàng. Kinh nghiệm là đừng vội đi vào giới thiệu gói bảo hiểm, hãy tinh tế cho khách hàng biết vì sao bạn biết họ, bạn muốn truyền tải thông điệp gì từ gói bảo hiểm.

2.2. Tương tác với khách hàng

Có nhiều cách để tương tác với khách hàng. Trước khi gọi cho một người, công ty sẽ cung cấp cho telesales toàn bộ thông tin mà họ có được xoay quanh khách hàng. Hãy tận dụng nó để khơi gợi câu chuyện. Ví dụ, nếu bạn có được số điện thoại của khách từ một dịch vụ chăm sóc da, hãy dùng nó làm “miếng trầu” mở đầu câu chuyện. Một người sẽ dễ nói chuyện hơn khi bạn và họ có điểm chung.

Ngoài ra, nếu khách hàng là người được giới thiệu, cũng hãy tận dụng mối quan hệ này để có thể bắt đầu câu chuyện. Nếu khai thác câu chuyện liên quan đến họ mà có thể dẫn đến gói bảo hiểm như sức khỏe, công việc,.. thì đừng ngại chia sẻ và tâm sự.

2.3. Kích thích sự tò mò

Để có thể giữ chân khách hàng ở lại với cuộc hội thoại, bạn cần kích thích sự tò mò của họ. Hãy chủ động đưa ra một mức thời gian cụ thể (1 phút, 2 phút) để xin giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ đánh vào tâm lý vừa tò mò mà không muốn tốn thời gian của khách hàng. 

Khi đã được nghe về sản phẩm, khách hàng cần có thời gian suy nghĩ. Hãy tận dụng những khoảng lặng để chêm vào các ưu đãi, giảm giá…Mục đích là để khách hàng phân tâm khi muốn từ chối, ai nghe đến khuyến mãi mà không muốn đổi ý bao giờ.

Ngoài ra, một số tips như nói nhanh gọn, nói không quá 150 từ hay nói trong giới hạn 3 giây hoặc 5 giây sẽ giúp khách hàng nắm rõ thông tin mà không bị lăn tăn hoặc nhiễu loạn khi phải tiếp nhận quá nhiều thứ.

muc tieu nghe nghiep telesale 1 - Điểm khởi đầu để đạt mục tiêu nghề nghiệp telesale bảo hiểm

2.4. Nắm bắt khách hàng qua lời nói, hành động

Đối với nhân viên telesales bảo hiểm, nắm bắt tâm lý khách hàng là rất quan trọng. Dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra “nước đi” phù hợp cho những diễn biến tiếp theo. Đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể học hỏi.

  • Nếu khách hàng đang phân vân sau khi nghe chi phí, hãy chủ động hỏi về mức chi phí mà họ có thể chi trả. Hoặc bạn có thể đưa ra một số lựa chọn gói khác nhau (nếu có).
  • Nếu khách hàng là người kiệm lời, hãy chủ động đặt câu hỏi. Những câu hỏi nên tập trung khai thác vào những khía cạnh liên quan đến gói bảo hiểm từ khách hàng. Như vậy, bạn sẽ dễ nắm bắt tình hình hơn.
  • Nếu khách hàng hỏi nhiều câu hỏi nhưng vẫn chưa thật sự hài lòng hoặc tin tưởng, hãy chủ động hẹn gặp mặt. Từ hình thức gọi điện đến gặp mặt, bạn sẽ dễ tạo câu chuyện và thuyết phục người khác.
  • Nếu khách hàng liên tục từ chối, nghĩa là họ đang bận hoặc không muốn tiếp nhận cuộc gọi nữa. Hãy vui lòng liên hệ lại sau và đừng quên xin một khung giờ cụ thể. Bạn có thể chủ động đưa ra khung giờ đối với những khách hàng không quan tâm đến gói bảo hiểm.

Cuối cùng, đừng quên gửi lời cảm ơn vì họ đã lắng nghe. Công việc telesales bảo hiểm tưởng khó nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nắm được quy trình làm việc cơ bản. Đừng tiếc thời gian để tham khảo nhiều bài viết liên quan đến ngành bảo hiểm trên các diễn đàn blogs,.. vì đó có thể là những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế. Xem thêm nhiều bài viết bổ ích về ngành bảo hiểm từ Finjobs – Ứng dụng kết nối việc làm tài chính.

— Finsider Finjobs

Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín

Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!

Tham gia chương trình chữa CV miễn phí tại đây

>> Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Finjobs hợp tác cùng The IELTS Workshop TP.HCM – Nâng cao cơ hội nhận việc nhờ khả năng tiếng Anh

5 bài học từ Jeff Bezos – CEO của Amzons về mở rộng quy mô doanh nghiệp

Cách tiếp cận khách hàng mua bảo hiểm